Thời gian ngắn nhất để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn 1 nửa giá trị đó là:

vat_ly_oi

Member
Bài toán
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để Wđiện trường giảm từ cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là $1,5.10^{-4}$s. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn 1 nửa giá trị đó là:
A. $4.10^{-4}$s
B. $3.10^{-4}$s
C. $12.10^{-4}$s
D. $2.10^{-4}$s
 
Bài toán
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để Wđiện trường giảm từ cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là $1,5.10^{-4}$s. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn 1 nửa giá trị đó là:
A. $4.10^{-4}$s
B. $3.10^{-4}$s
C. $12.10^{-4}$s
D. $2.10^{-4}$s

Ta có : $$\dfrac{T_{W_{đ}}}{6}= 1,5.10^{-4}$$
$$\Rightarrow \dfrac{T_{q}}{6} = \dfrac{2T_{W_{đ}}}{6} = 3.10^{-4}$$
Vậy chọn B.
 
Em lại có chỗ thắc mắc anh ơi.

Phải là : $\dfrac{T_W}{4} = 1,5.10^{-4}$ chứ ạ, vì theo đầu bài, Wc giảm xuống 1 nửa giá trị cực đại ~> $W_C = W_L = \dfrac{W}{2}$.
 
Em lại có chỗ thắc mắc anh ơi.

Phải là : $\dfrac{T_W}{4} = 1,5.10^{-4}$ chứ ạ, vì theo đầu bài, Wc giảm xuống 1 nửa giá trị cực đại ~> $W_C = W_L = \dfrac{W}{2}$.

Ừ. Đoạn này bạn nên xem lại đường tròn đó. Nó sẽ đi từ vị trí $\varphi = 0$ đến vị trí $\varphi = \dfrac{\pi}{3}$ mà :D .
 
Chỗ này mình nghĩ có vấn đề, theo như SGK thì năng lượng điện trường và năng lượng trường dao động tuần hoàn chứ không phải dao động điều hòa nên không thể có sự liên hệ giữa phương trình dao động của năng lượng điện trường với vòng tròn lượng giác như i, q, u được.
Bài này đáp án đúng là D
Cách giải: $W_{d}=\dfrac{W_{dmax}}{2}$ ứng với $q = \dfrac{Q_{max} \sqrt{2} }{2}$. Vậy thời gian ngắn nhất để đi từ $Q_{max}$ đến $q$ là $\dfrac{T}{8}$ Tính được $T = 12.10^{-4}s$ Vậy thời gian ngắn nhất để đi từ $Q_{max}$ đến $\dfrac{Q_{max}}{2}$ là $\dfrac{T}{6} = \dfrac{12.10^{-4}}{6} = 2.10^{-4}s$
 

Quảng cáo

Back
Top