The Collectors

Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có hai...

The Collectors

Moderator
Moderator
Câu hỏi: Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có hai loại bức xạ λ1​ = 0,5µm và λ2​ với 0,68µm < λ2​ < 0,72µm, thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 4 vân sáng màu đỏ λ2​. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1​, λ2​ và λ3​ với λ3​ = 6λ2​/7, khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc?
A. 74
B. 89
C. 105
D. 59
+ Lần thứ nhất: Ánh sáng dùng trong thí nghiệm có hai loại bức xạ λ1​ = 0,5µm và λ2​
- Trong khoảng giữa hai vân sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm có 4 vạch màu của λ2​ $\Rightarrow$ vị trí vân trùng của 2 bức xạ ứng với vị trí vân sáng bậc 5 của λ2 :
${{k}_{1}}. 0,5=5{{\lambda }_{2}}\Rightarrow {{\lambda }_{2}}=\dfrac{{{k}_{1}}. 0,5}{5}=0,1{{k}_{1}}$
- Mà $0,68<{{\lambda }_{2}}<0,72\Leftrightarrow 0,68<0,1{{k}_{1}}<0,72\Leftrightarrow 6,8<{{k}_{1}}<7,2\Rightarrow {{k}_{1}}=7\Rightarrow {{\lambda }_{2}}=0,7\mu m$
+ Lần thứ 2: Ánh sáng dùng trong thí nghiệm có ba loại bức xạ λ1​ = 0,5µm và λ2 = 0,7µm và ${{\lambda }_{3}}=\dfrac{6}{7}{{\lambda }_{2}}=\dfrac{6}{7}. 0,7=0,6\mu m$.
- Vị trí vân sáng trùng nhau của 3 bức xạ thoả mãn:
${{k}_{1}}{{\lambda }_{1}}={{k}_{2}}{{\lambda }_{2}}={{k}_{3}}{{\lambda }_{3}}\Leftrightarrow {{k}_{1}}. 0,5={{k}_{2}}. 0,7={{k}_{3}}. 0,6\Leftrightarrow 5{{k}_{1}}=7{{k}_{2}}=6{{k}_{3}}$
- BCNN $\left(5; 6; 7 \right)$ $\Rightarrow {{k}_{1}}:{{k}_{2}}:{{k}_{3}}=42:30:35\Rightarrow \left\{ \begin{aligned}
& {{k}_{1}}=42n \\
& {{k}_{2}}=30n\,\, \\
& {{k}_{3}}=35n \\
\end{aligned} \right.\left(n\in Z \right)$
- Trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm (n = 0; n = 1) có tổng 41 vân sáng của λ1​; 29 vân sáng của λ1​; 34 vân sáng của λ3​
$\Rightarrow$ Tổng số vân sáng của 3 bức xạ là: N = 41 + 29 + 34 = 104 vân. (*)
- Số vân sáng trùng nhau của hai bức xạ λ1​ và λ2​:
Ta có: ${{k}_{1}}{{\lambda }_{1}}={{k}_{2}}{{\lambda }_{2}}\Rightarrow \dfrac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}=\dfrac{{{\lambda }_{2}}}{{{\lambda }_{1}}}=\dfrac{7}{5}\Rightarrow \left\{ \begin{aligned}
& {{k}_{1}}=7{{n}_{1}} \\
& {{k}_{2}}=5{{n}_{1}} \\
\end{aligned} \right.\,\,\,\left({{n}_{1}}\in Z \right)$
Trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm (n = 0; n = 1) có 5 vân trùng nhau của hai bức xạ λ1​ và λ2​ (ứng với n1​ = 1; 2; 3; 4; 5). (**)
- Số vân sáng trùng nhau của hai bức xạ λ1​ và λ3​:
Ta có: ${{k}_{1}}{{\lambda }_{1}}={{k}_{3}}{{\lambda }_{3}}\Rightarrow \dfrac{{{k}_{1}}}{{{k}_{3}}}=\dfrac{{{\lambda }_{3}}}{{{\lambda }_{1}}}=\dfrac{6}{5}\Rightarrow \left\{ \begin{aligned}
& {{k}_{1}}=6{{n}_{2}} \\
& {{k}_{2}}=5{{n}_{2}} \\
\end{aligned} \right.\,\,\left({{n}_{2}}\in Z \right)$
Trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm (n = 0; n = 1) có 6 vân trùng nhau của hai bức xạ λ1​ và λ3​ (ứng với n2​ = 1; 2; 3; 4; 5; 6). (***)
- Số vân sáng trùng nhau của hai bức xạ λ2​ và λ3​:
Ta có: ${{k}_{2}}{{\lambda }_{2}}={{k}_{3}}{{\lambda }_{3}}\Rightarrow \dfrac{{{k}_{2}}}{{{k}_{3}}}=\dfrac{{{\lambda }_{3}}}{{{\lambda }_{2}}}=\dfrac{6}{7}\Rightarrow \left\{ \begin{aligned}
& {{k}_{2}}=6{{n}_{3}} \\
& {{k}_{3}}=5{{n}_{3}} \\
\end{aligned} \right.\,\,\left({{n}_{3}}\in Z \right)$
Trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm (n = 0; n = 1) có 4 vân trùng nhau của hai bức xạ λ2​ và λ3​ (ứng với n3​ = 1; 2; 3; 4). (****)
Từ (*),(**),(***),(****) $\Rightarrow$ số vạch sáng đơn sắc quan sát được: Ns = N – 2(5 + 6 + 4) = 104 – 30 = 74.
Đáp án A.
 

Chuyên mục

Quảng cáo

Back
Top