Điện áp của 2 đầu cuộn cảm có biểu thức:

little_bobanh

New Member
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều $u=U_{o}\cos(100\pi t+\dfrac{\pi }{3})$ vào 2 đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung $C=\dfrac{10^{-3}}{5\pi }$C và cuộn cảm có $L=\dfrac{1}{\pi}$L. Nếu nốt tắt cuộn cảm thì điện áp 2 đầu tụ điện có biểu thức $u_{c}=100\sqrt{2}\cos(100\pi t)$. Nếu không nối tắt cuộn cảm thì điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm có biểu thức là
A. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t+\dfrac{\pi }{2})$
B. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t+\dfrac{5\pi }{6})$
C. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t+\dfrac{2\pi }{3})$
D. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t -\dfrac{\pi }{3})$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều $u=U_{o}\cos(100\pi t+\dfrac{\pi }{3})$ vào 2 đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung $C=\dfrac{10^{-3}}{5\pi }$C và cuộn cảm có $L=\dfrac{1}{\pi}$L. Nếu nốt tắt cuộn cảm thì điện áp 2 đầu tụ điện có biểu thức $u_{c}=100\sqrt{2}\cos(100\pi t)$. Nếu không nối tắt cuộn cảm thì điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm có biểu thức là
A. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t+\dfrac{\pi }{2})$
B. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t+\dfrac{5\pi }{6})$
C. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t+\dfrac{2\pi }{3})$
D. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t -\dfrac{\pi }{3})$
Bài làm:
Dựa vào đáp án ta thấy chỉ tìm pha ban đầu là ổn.
Khi nối tắt cuộn dây thì mạch chỉ còn R, C.
Lúc đó ta có $u_{RC}$ lệch pha $\dfrac{\pi}{3}$ so với $u_C$.
Theo giản đồ ta có:
$$R=\dfrac{Z_C}{\sqrt{3}}=\dfrac{50}{\sqrt{3}}.$$
Không nối tắt nữa.
Độ lệch pha giữa u và i là:$\varphi$
$$\tan \varphi =\dfrac{Z_L-Z_C}{R}=\sqrt{3}.$$
Nên pha của i là:0.
Vậy pha của $u_L$ là $\dfrac{\pi}{2}$
Chọn $A$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài làm:
Dựa vào đáp án ta thấy chỉ tìm pha ban đầu là ổn.
Khi nối tắt cuộn dây thì mạch chỉ còn R, C.
Lúc đó ta có $u_{RC}$ lệch pha $\dfrac{\pi}{3}$ so với $u_C$.
Theo giản đồ ta có:
$$R=\dfrac{Z_C}{\sqrt{3}}=\dfrac{50}{\sqrt{3}}.$$
Không nối tắt nữa.
Độ lệch pha giữa u và i là:$\varphi$
$$\tan \varphi =\dfrac{Z_L-Z_C}{R}=\sqrt{3}.$$
Nên pha của i là:0.
Vậy pha của $u_L$ là $\dfrac{\pi}{2}$
Chọn $A$.


Bạn ơi cái này mình nghĩ là đáp án C chứ.vì $u=U_{o}\cos(100\pi t+\dfrac{\pi }{3})$ có pha ban đầu là không đổi mà.

Mình có hiểu sai không.Chỉ mình với
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều $u=U_{o}\cos(100\pi t+\dfrac{\pi }{3})$ vào 2 đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung $C=\dfrac{10^{-3}}{5\pi }$C và cuộn cảm có $L=\dfrac{1}{\pi}$L. Nếu nốt tắt cuộn cảm thì điện áp 2 đầu tụ điện có biểu thức $u_{c}=100\sqrt{2}\cos(100\pi t)$. Nếu không nối tắt cuộn cảm thì điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm có biểu thức là
A. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t+\dfrac{\pi }{2})$
B. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t+\dfrac{5\pi }{6})$
C. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t+\dfrac{2\pi }{3})$
D. $u_{L}=200\sqrt{2}\cos(100\pi t -\dfrac{\pi }{3})$

Suy luận nhanh:
Nối tắt hay không thì $Z_{LC_1} = Z_{LC_2}$ nên trong 2 trường hợp ta có:
$\bullet $ $I_1 = I_2$, $Z_L = 2Z_C$ nên $U_{0L} = 2U_{0C}$
$\bullet $ Pha bđ của $U_L$ khi không nối tắt sẽ đối xứng với pha bđ của $U_C$ khi nối tắt qua pha bđ của $U$

Chọn ngay C
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top