L biến thiên Khi đó biểu thức điện áp giữa hai bản tụ là

THuy_TMi

New Member
Bài toán
Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho $R=60\Omega$, $C=125\left(\mu F\right)$, L thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều $u=120\cos\left(100t +\dfrac{\pi}{2}\right) V$. Khi $L=L_{0}$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị cực đại. Khi đó biểu thức điện áp giữa hai bản tụ là
A. $u_{C}=160\cos\left(100t -\dfrac{\pi}{2}\right) V$
B. $u_{C}=80\sqrt{2}\cos\left(100t +\pi\right) V$
C. $u_{C}=160\cos\left(100t \right) V$
D. $u_{C}=80\sqrt{2}\cos\left(100t -\dfrac{\pi}{2}\right) V$
 
THuy_TMi đã viết:
Bài toán
Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho $R=60\Omega$, $C=125\left(\mu F\right)$, L thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều $u=120\cos\left(100t +\dfrac{\pi}{2}\right) V$. Khi $L=L_{0}$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị cực đại. Khi đó biểu thức điện áp giữa hai bản tụ là
A. $u_{C}=160\cos\left(100t -\dfrac{\pi}{2}\right) V$
B. $u_{C}=80\sqrt{2}\cos\left(100t +\pi\right) V$
C. $u_{C}=160\cos\left(100t \right) V$
D. $u_{C}=80\sqrt{2}\cos\left(100t -\dfrac{\pi}{2}\right) V$

Điện áp hai đầu điện trở cực đại khi $Z_{L_0}=Z_C$. Khi đó $u$ và $i$ cùng pha. Tổng trở $Z=R=60\Omega$. Từ đó viết được biểu thức của $i$, và suy ra biểu thức của $u_C$.
 
Theo mình là C . R không đổi $U_{R_{max}}\Rightarrow Imax. Imax=U/R= \sqrt{2}\Rightarrow I_o=2$
$\Rightarrow U_c=160$. u, i cùng pha nên $\varphi uc=0$
 

Quảng cáo

Back
Top