Tại thời điểm có động năng bằng 3 lần thế năng của vật, khoảng cách giữa hai vật là?

nhocmimihi

Active Member
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k một đầu cố định, một đầu gắn vật m. Khi vật m đang nằm yên ở VTCB thì vật $m'=\dfrac{m}{3}$ chuyển động với tốc độ 4m/s đến va chạm đàn hồi, trực diện với m. Bỏ qua ma sát. Sau va chạm vật m dao động điều hòa với tần số góc $\omega =40 rad/s$. Tại thời điểm động năng bằng ba lần thế năng của vật lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật :
A. 5,12 cm
B. 12,85 cm
C. 7,74 cm
D. 20,7 cm
 
một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k một đầu cố định, mjootj đầu gắn vật m. Khi vật m đang nằm yên ở VTCB thì vật m'=m/3 chuyển động với tốc độ 4m/s đến va chạm đàn hồi, trực diện với m. Bỏ qua ma sát. Sau va chạm vật m dao động điều hòa với tần số góc $\omega =40 rad/s. Tại thời điểm động năng bằng ba lần thế năng của vật lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật :
A 5,12cm B 12,85 cm C 7,74cm D 20,7 cm
Bạn đọc lại nội quy post bài và sửa lại trước khi mình xóa.
 
Bạn đọc lại nội quy post bài và sửa lại trước khi mình xóa.
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k một đầu cố định, một đầu gắn vật m. Khi vật m đang nằm yên ở VTCB thì vật $m'=\dfrac{m}{3}$ chuyển động với tốc độ 4m/s đến va chạm đàn hồi, trực diện với m. Bỏ qua ma sát. Sau va chạm vật m dao động điều hòa với tần số góc $\omega =40 rad/s$. Tại thời điểm động năng bằng ba lần thế năng của vật lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật :
A. 5,12 cm
B. 12,85 cm
C. 7,74 cm
D. 20,7 cm
Đây là va chạm đàn hồi xuyên tâm nên áp dụng định luật bảo toàn động lượng và động năng cho vật ta dễ dàng tính được vận tốc ngay sau khi va chạm của m là
$v_1=\dfrac{2.\dfrac{m}{3}.4}{\dfrac{m}{3}+m}=2 m/s=200cm/s$
Vật m' sau khi va chạm chuyển động theo chiều ngược lại với độ lớn của vận tốc là $v_2=200 cm/s$
Biên độ và chu kì dao động của m là
$A=\dfrac{v_1}{\omega}=5 cm$
$T=\dfrac{2\pi}{\omega}=\dfrac{\pi}{12}s$
Vật đi tới vị trí động năng bằng ba lần thế năng ứng với $t=\dfrac{T}{12}=\dfrac{\pi}{240}s$ và $x=A/2$
Khoảng cách giữa hai vật:
$d=\dfrac{A}{2}+v_2.t=5,118 (cm)$
 
Đây là va chạm đàn hồi xuyên tâm nên áp dụng định luật bảo toàn động lượng và động năng cho vật ta dễ dàng tính được vận tốc ngay sau khi va chạm của m là
$v_1=\dfrac{2.\dfrac{m}{3}.4}{\dfrac{m}{3}+m}=2 m/s=200cm/s$
Vật m' sau khi va chạm chuyển động theo chiều ngược lại với độ lớn của vận tốc là $v_2=200 cm/s$
Biên độ và chu kì dao động của m là
$A=\dfrac{v_1}{\omega}=5 cm$
$T=\dfrac{2\pi}{\omega}=\dfrac{\pi}{12}s$
Vật đi tới vị trí động năng bằng ba lần thế năng ứng với $t=\dfrac{T}{12}=\dfrac{\pi}{240}s$ và $x=A/2$
Khoảng cách giữa hai vật:
$d=\dfrac{A}{2}+v_2.t=5,118 (cm)$
Bạn liked chú ý:
Bạn giải tốt nhưng cần chú ý chút về công thức!
Dùng dfrac thay cho frac để công thức hiển thị đẹp hơn!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bạn có thể giúp giải thích phần vận tốc đầu tiên ( làm sao mà nó có số 2 đó ).
Cái đó mở sách lý 10 có đó bạn
Bạn liked chú ý:
Bạn giải tốt nhưng cần chú ý chút về công thức!
Dùng dfrac thay cho frac để công thức hiển thị đẹp hơn!
Cũng được nhưng dfrac là sao? Nó ở đâu? Mình xài công thức trong phần gõ công thức thôi mà chỉ thấy frac :(
 
liked \dfrac là phân số hiển thị bé, còn \dfrac là phân số hiển thị to. Ở công cụ gõ công thức trên khung soạn thảo, mặc định là \dfrac, nhưng khi post bài ở diễn đàn ta thì thêm chữ d vào thành \dfrac cho hiển thị đẹp hơn nhé em.
Ví dụ:
$\dfrac{a}{a+b+c}$ và $\dfrac{a}{a+b+c}$.
 
Last edited:
liked \dfrac là phân số hiển thị bé, còn \dfrac là phân số hiển thị to. Ở công cụ gõ công thức trên khung soạn thảo, mặc định là \dfrac, nhưng khi post bài ở diễn đàn ta thì thêm chữ d vào thành \dfrac cho hiển thị đẹp hơn nhé em.
Ví dụ:
$\dfrac{a}{a+b+c}$ và $\dfrac{a}{a+b+c}$.
Tks anh em sửa rồi
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top