Để điện áp giữa hai đầu cuộn dây thứ hai đạt giá trị lớn nhất thì phải mắc nối tiếp thêm một tụ ?

nhocmimihi

Active Member
Bài toán
Một mạch điện xoay chiều gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $L_{1}$ mắc nối tiếp với cuộn dây thứ hai có độ tụ cảm $L_{2}=\dfrac{1}{2\pi }$ và điện trở trong r = $25\Omega$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều $u=65\sqrt{2}\cos100\pi t$ (V) thì cường độ hiệu dụng trong mạch là 1(A), để điện áp giữa hai đầu cuộn dây thứ hai đạt giá trị lớn nhất thì phải mắc nối tiếp thêm một tụ có điện dung là:
A. $\dfrac{1}{2\pi }$mF
B. $ \dfrac{1}{12\pi }$mF
C. $\dfrac{1}{3\pi }$mF
D. $\dfrac{1}{6\pi }$mF
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một mạch điện xoay chiều gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $L_{1}$ mắc nối tiếp với cuộn dây thứ hai có độ tụ cảm $L_{2}=\dfrac{1}{2\pi }$ và điện trở trong r = $25\Omega$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều $u=65\sqrt{2}\cos100\pi t$ (V) thì cường độ hiệu dụng trong mạch là 1(A), để điện áp giữa hai đầu cuộn dây thứ hai đạt giá trị lớn nhất thì phải mắc nối tiếp thêm một tụ có điện dung là:
A. $\dfrac{1}{2\pi }$mF
B. $ \dfrac{1}{12\pi }$mF
C. $\dfrac{1}{3\pi }$mF
D. $\dfrac{1}{6\pi }$mF
Ta có : $$(Z_{L_1}+Z_{L_2})^2+r^2 = 65^2 \Rightarrow Z_{L_1} = 10 \Omega$$
$$\dfrac{U_{d2}}{U} = \sqrt{\dfrac{r^2+Z_L^2}{r^2+(Z_{L_1}+Z_{L_2}-Z_C)^2}} = \sqrt{\dfrac{25^2+50^2}{25^2+(60-Z_C)^2}} $$
Để điện áp giữa hai đầu cuộn dây thứ hai lớn nhất thì ta có : $$Z_C=60$$
$$\Leftrightarrow C = \dfrac{1}{100\pi.60} = \dfrac{1}{6\pi} \, mF$$
Vậy chọn D. :D
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top