Biểu thức sức điện động e sinh ra có dạng:

vat_ly_oi

Member
Bài toán
Một khung dây có S = 600 $cm^2$ và có 200 vòng dây quay đều trong từ trường đều có vecto B vuông góc với trục quay của khung và có giá trị $B = 4,5.10^{-2}T$. Dòng điện sinh ra có tần số 50 Hz. Chọn gốc thời gian lúc pháp tuyến khung cùng chiều với đường sức từ. Biểu thức sức điện động e sinh ra có dạng:
A. $e = 120\sqrt{2}\cos(100 \pi t)$ V
B. $e = 120\sqrt{2}\cos(100 \pi t + \dfrac{\pi}{6})$ V
C. $e = 120\sqrt{2}sin(100 \pi t)$ V
D. $e = 120sin(100 \pi t)$ V

Giảng hộ em chỗ tìm góc $\varphi$ với nhé!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một khung dây có S = 600 $cm^2$ và có 200 vòng dây quay đều trong từ trường đều có vecto B vuông góc với trục quay của khung và có giá trị $B = 4,5.10^{-2}T$. Dòng điện sinh ra có tần số 50 Hz. Chọn gốc thời gian lúc pháp tuyến khung cùng chiều với đường sức từ. Biểu thức sức điện động e sinh ra có dạng:
A. $e = 120\sqrt{2}\cos(100 \pi t)$ V
B. $e = 120\sqrt{2}\cos(100 \pi t + \dfrac{\pi}{6})$ V
C. $e = 120\sqrt{2}sin(100 \pi t)$ V
D. $e = 120sin(100 \pi t)$ V

Giảng hộ em chỗ tìm góc $\varphi$ với nhé!
Lời giải
Thế này e nhé. Ta gọi biểu thức của từ thông là $\Phi =\Phi _o\cos\left ( \omega t+\varphi \right )$ thì $\varphi$ chính là góc hợp bởi vecto pháp tuyến của khung và vecto cảm ứng từ B đó e nah. Sau đó thì
$$e=-\Phi '=\omega\Phi _o \sin\left ( \omega t+\varphi \right )$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Pha ban đầu chính là góc hợp bởi vector pháp tuyến của khung dây với $\overrightarrow{B}$. Ở đây do 2 vector này cùng chiều nên $\varphi = 0$.
Lập luận tương tự như hongmieu
Ta có $E_{0} = NBS\omega = 120\sqrt{2} V$
Vậy lựa chọn đáp án C
 

Quảng cáo

Back
Top