Chu kì dao động của vật và độ nén tối đa của $k_2$ trong quá trình dao động là:

Neymar11

New Member
Bài toán
Một con lắc lò xo dao động trên phương ngang được bố trí bằng cách gắng vật $m = 100 \ \text{g}$ vào lò xo nhẹ có độ cứng $k_1 = 60 \ \text{N}/\text{m}$ , đầu còn lại gắn của k1 gắn vào điểm cố định O1 . Lò xo $k_2 = 40 \ \text{N}/\text{m}$ một đầu gắn vào điểm cố định O2 và đầu còn lại buông tự do không gắn vào m . Tại vị trí cân bằng hai lò xo không bị biến dạng và một đầu k2 đang tiếp xúc với m . Đẩy nhẹ vật về phía lò xo $k_1$ sao cho nó bị nén 5cm rồi buông nhẹ cho nó dao động điều hòa . Bỏ qua ma sát , lấy $\pi = 3,14$. Chu kì dao động của vật và độ nén tối đa của $k_2$ trong quá trình dao động là:
A. 0,227; 3,873
B. 0,212; 4,522
C. 0,198; 3,873
D. 0,256; 4,522
 
Bài toán
Một con lắc lò xo dao động trên phương ngang được bố trí bằng cách gắng vật $m = 100 \ \text{g}$ vào lò xo nhẹ có độ cứng $k_1 = 60 \ \text{N}/\text{m}$ , đầu còn lại gắn của k1 gắn vào điểm cố định O1 . Lò xo $k_2 = 40 \ \text{N}/\text{m}$ một đầu gắn vào điểm cố định O2 và đầu còn lại buông tự do không gắn vào m . Tại vị trí cân bằng hai lò xo không bị biến dạng và một đầu k2 đang tiếp xúc với m . Đẩy nhẹ vật về phía lò xo $k_1$ sao cho nó bị nén 5cm rồi buông nhẹ cho nó dao động điều hòa . Bỏ qua ma sát , lấy $\pi = 3,14$. Chu kì dao động của vật và độ nén tối đa của $k_2$ trong quá trình dao động là:
A. 0,227; 3,873
B. 0,212; 4,522
C. 0,198; 3,873
D. 0,256; 4,522
$$T=\pi \left(\sqrt{\dfrac{m}{k_{1}}}+\sqrt{\dfrac{m}{k_{1}+k_{2}}}\right)=0,227 \ \text{s}$$
$$A_{2}=A_{1}\sqrt{\dfrac{k_{1}}{k_{1}+k_{2}}}=3,873 \ \text{cm}$$
Đáp án A.
 

Quảng cáo

Back
Top