Khi động năng của con lắc 1 là cực đại bằng W thì động năng của con lắc 2 là?

dinhngan95

New Member
Bài toán: Có hai con lắc lò xo giống hệt nhau, dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo hai đường thẳng song song cạnh nhau và song song với trục Ox. Biên độ của con lắc thứ nhất là 3 cm, của con lắc thứ hai là 6 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa hai vật theo phương Ox là $3\sqrt{3}$ cm. Khi động năng con lắc thứ nhất là cực đại bằng W thì động năng con lắc thứ hai là?
ACE: lần cuối sửa bài.
 
Có hai con lắc lò xo giống hệt nhau, dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo hai đường thẳng song song cạnh nhau và song song với trục Ox. Biên độ của con lắc thứ nhất là 3 cm, của con lắc thứ hai là 6 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa hai vật theo phương Ox là $3\sqrt{3}$ cm. Khi động năng con lắc thứ nhất là cực đại bằng W thì động năng con lắc thứ hai là ?

$x_1-x_2=x_1+\left(-x_2\right)$
$\rightarrow A_1^2+\left(-A_2\right)^2+2A_1\left(-A_2\right)\cos \varphi=A^2\rightarrow\cos \varphi=\dfrac{1}{2}$
$\rightarrow 2$ dao động lệch nhau góc $\dfrac{\pi }{3}$
Khi động năng của con lắc thứ nhất cực đại tức vật thứ nhất đang ở vị trí cân bằng thì vật thứ 2 đang ở vị trí $x_2=\pm \dfrac{A_2\sqrt3}{2} $(do hai vật dao động lệch nhau góc $\dfrac{\pi }{3}$
$\rightarrow W_{d2}=\dfrac{1}{4}W_2=\dfrac{1}{4}.4W=W$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
$x_1-x_2=x_1+(-x_2)$
$\rightarrow A_1^2+(-A_2)^2+2A_1(-A_2)\cos\varphi=A^2\rightarrow\cos\varphi=\dfrac{1}{2}$
$\rightarrow 2$ dao động lệch nhau góc $\dfrac{\pi}{3}$
Khi động năng của con lắc thứ nhất cực đại tức vật thứ nhất đang ở vị trí cân bằng thì vật thứ 2 đang ở vị trí $x_2=\pm \dfrac{A_2\sqrt3}{2} $(do hai vật dao động lệch nhau góc $\dfrac{\pi}{3}$
$\rightarrow W_{d2}=\dfrac{1}{4}W_2=\dfrac{1}{4}.4W=W$

Tại sao $x_{1} - x_{2}$ bạn
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
$x_1-x_2=x_1+(-x_2)$
$\rightarrow A_1^2+(-A_2)^2+2A_1(-A_2)\cos\varphi=A^2\rightarrow\cos\varphi=\dfrac{1}{2}$
$\rightarrow 2$ dao động lệch nhau góc $\dfrac{\pi}{3}$
Khi động năng của con lắc thứ nhất cực đại tức vật thứ nhất đang ở vị trí cân bằng thì vật thứ 2 đang ở vị trí $x_2=\pm \dfrac{A_2\sqrt3}{2} $(do hai vật dao động lệch nhau góc $\dfrac{\pi}{3}$
$\rightarrow W_{d2}=\dfrac{1}{4}W_2=\dfrac{1}{4}.4W=W$

Cho mình hỏi chỗ tại sao $\rightarrow W_{d2}=\dfrac{1}{4}W_2=\dfrac{1}{4}.4W$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bạn cho mình hỏi, đề như thế mà thay $A_{1}$=4 cm , $A_{2}$=$4\sqrt{3}$ cm và khoảng cách lớn nhất là 4 cm. Biên độ không gấp đôi nhau thì thế nào bạn.

Nói chung là tương tự thôi.
Tìm ra góc lệch là $30^o$
Cơ năng gấp 3 lần thôi.
Nói chung phải xem đề bài hỏi gì thì ứng phó cho đúng.
 
$x_1-x_2=x_1+(-x_2)$
$\rightarrow A_1^2+(-A_2)^2+2A_1(-A_2)\cos\varphi=A^2\rightarrow\cos\varphi=\dfrac{1}{2}$
$\rightarrow 2$ dao động lệch nhau góc $\dfrac{\pi}{3}$
Khi động năng của con lắc thứ nhất cực đại tức vật thứ nhất đang ở vị trí cân bằng thì vật thứ 2 đang ở vị trí $x_2=\pm \dfrac{A_2\sqrt3}{2} $(do hai vật dao động lệch nhau góc $\dfrac{\pi}{3}$
$\rightarrow W_{d2}=\dfrac{1}{4}W_2=\dfrac{1}{4}.4W=W$
hieubuidinh
Góc lệch là $60^{0}$ thì mình nghĩ $x_{2}= \dfrac{A_{2}}{2}$ chứ.
Khi đó $W_{d2}=3/4W_{2}$. Tương tự thì tìm được $W_{d2}=3W$. Mình sai ở đâu đây
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
hieubuidinh
Góc lệch là $60^{0}$ thì mình nghĩ $x_{2}= \dfrac{A_{2}}{2}$ chứ.
Khi đó $W_{d2}=3/4W_{2}$. Tương tự thì tìm được $W_{d2}=3W$. Mình sai ở đâu đây

Trả lời:
Với các giả thiết trên-mà tớ giả cho bạn dinhngan95 nhé:
Cậu chú ý là khoảng cách lớn nhất giữa hai vật tính theo định lí hàm số\cosin nhé-nó khác với tổng hợp dao động đấy:
Ta có góc lệch là $\varphi$ mà:
$$\cos\varphi =\dfrac{4^2+(4\sqrt{3})^2-4^2}{2.4.4\sqrt{3}}=\dfrac{\sqrt{3}}{2}.$$
Nên ta có góc lệch là $30^o.$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top