Khi vật có tốc độ lớn nhất thì thế năng đàn hồi của lò xo bằng

huynhcashin

Well-Known Member
Bài toán
Một con lắc lò xo có độ cứng $k=2 \ \text{N}/\text{m}$, vật khối lượng $m=80g$ được đặt trên ặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,1. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trong trường $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$ . Khi vật có tốc độ lớn nhất thì thế năng đàn hồi của lò xo bằng:
A. 0,16mJ
B. 0,16J
C. 1,6mJ
D. 1,6J
 
Last edited:
Bài toán
Một con lắc lò xo có độ cứng $k=2 \ \text{N}/\text{m}$, vật khối lượng $m=80g$ được đặt trên ặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,1. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trong trường $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$ . Khi vật có tốc độ lớn nhất thì thế năng đàn hồi của lò xo bằng:
A. 0,16mJ
B. 0,16J
C. 1,6mJ
D. 1,6J
Bài làm:
  • Vị trí cân bằng động :

    $x=\dfrac{\mu mg}{k}=\dfrac{0,1.0,08.10}{2}=0,04\left(m\right)$

  • Thế năng lúc $v_{max}$ là:

    $W_t=\dfrac{1}{2}kx^2=1,6mJ$

  • Chọn C.
 
Bài làm:
  • Vị trí cân bằng động :

    $x=\dfrac{\mu mg}{k}=\dfrac{0,1.0,08.10}{2}=0,04\left(m\right)$

  • Thế năng lúc $v_{max}$ là:

    $W_t=\dfrac{1}{2}kx^2=1,6mJ$

  • Chọn C.
Càng gần VTCB thì vận tốc càng lơn, mà vật đi được 4 cm từ biền về VTCB thì vận tốc cực đại phải ở li độ $x=10-4=6cm$ chứ
Công thức $x=\dfrac{\mu mg}{k}$ với x là quảng đường vật đi được đến lúc dừng !
 
Càng gần VTCB thì vận tốc càng lơn, mà vật đi được 4 cm từ biền về VTCB thì vận tốc cực đại phải ở li độ $x=10-4=6cm$ chứ
Công thức $x=\dfrac{\mu mg}{k}$ với x là quảng đường vật đi được đến lúc dừng !
Ngược đời rồi $x=4$ được tính theo công thức của lực ma sát nên nó chính là quãng đường lực ma sát cản trở chuyển động về VTCB $O$ của vật vậy nên trong thời gian $\dfrac{T}{4} $ đáng nhẽ vật đi đk $10$ thì nay lực ma sát ăn mất $4$ nên còn lại $6$ vì vậy mà nó còn cách VTCB $O$ là $4$ :3
 
Ngược đời rồi $x=4$ được tính theo công thức của lực ma sát nên nó chính là quãng đường lực ma sát cản trở chuyển động về VTCB $O$ của vật vậy nên trong thời gian $\dfrac{T}{4} $ đáng nhẽ vật đi đk $10$ thì nay lực ma sát ăn mất $4$ nên còn lại $6$ vì vậy mà nó còn cách VTCB $O$ là $4$ :3
10 ăn mất 4 còn 6 thì 6 đó là khoảng đến VTCB chứ ?
 
Càng gần VTCB thì vận tốc càng lơn, mà vật đi được 4 cm từ biền về VTCB thì vận tốc cực đại phải ở li độ $x=10-4=6cm$ chứ
Công thức $x=\dfrac{\mu mg}{k}$ với x là quảng đường vật đi được đến lúc dừng !
Xem vật dao động tắt dần là dao động điều hòa trong chu kì đầu tiên quanh VTCB mới là $O'$ với $OO'=\dfrac{\mu mg}{k}$. Vật đạt tốc độ lớn nhất tại $O'$ nên khi đến $O'$ thì lò xo biến dạng 1 đoạn $OO'$ chứ không phải như bạn nghĩ.
 
C hiểu sai r thì phải , 4 là quãng đường vật đi được đến khi dừng lại ?
Đi được có $4cm$ là dừng lại thôi à, thế thì chưa đủ $1A=10cm$ nhỉ. :D
  • Công thức tính quãng đường gần đúng:

    $S=\dfrac{kA^2}{2\mu mg}$
  • Công thức tính quãng đường chính xác:

    $S=2AN-N^{2}2x_0$
    Với N là số nữa chu kì thực hiện, $x_0=\dfrac{2\mu mg}{k}$.
 
4 là quãng đường bị lực ma sát lấy mất thế nên nó phải là quãng đường mà vật không đi được chứ :3 :v
Em thấy lời giải rất ok mừ :v
Còn dữ kiện 10 cm có ý nghĩa j vậy b ?
"Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ"
Chỉ cho biết A = 10cm chứ đề có nói là vật đi được 10cm đâu ?
tien dung
 
Last edited:
"Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ"
Chỉ cho biết A = 10cm chứ đề có nói là vật đi được 10cm đâu ?
Vâng ạ, nhưng sau $\dfrac{T}{4}$ (như ở bải) thì biên độ đã giảm 4cm, Tức là vị trí cân bằng mới cách vị trí cân bằng ban đàu là 4 cm. Khi đó coi x=4 cm.
 

Quảng cáo

Back
Top