T

Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có...

Câu hỏi: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Khi con lắc này dao động điều hòa tự do theo phương thẳng đứng với biên độ A thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có vận tốc bằng 0. Nhưng khi con lắc này dao động điều hòa tự do trên mặt phẳng nghiêng 300​ so với vật phương ngang cũng với biên độ A thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ bằng v. Nếu con lắc này dao động điều hòa tự do theo phương ngang với biên độ A thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có vận tốc bằng
A. $\dfrac{v\sqrt{3}}{2}$.
B. $\dfrac{2v}{\sqrt{3}}$.
C. $2v$.
D. 0.
HD: +) Treo thẳng đứng: $v=0$ tại biên $\Rightarrow {{x}_{1}}=-A=-\Delta {{\ell }_{o}}\Rightarrow A=\Delta {{\ell }_{o}}$ (vị trí tự nhiên trùng biên âm)
+) Treo nghiêng: tại ${{x}_{2}}=-\Delta {{\ell }_{1}}=--\Delta {{\ell }_{o}}\sin \alpha =-A.\sin 30{}^\circ =-\dfrac{A}{2}\Rightarrow \left| {{v}_{2}} \right|=\dfrac{A\omega \sqrt{3}}{2}=v$ (do $\Delta {{\ell }_{o}}=\dfrac{mg\sin \alpha }{k}$ )
+) Treo nằm ngang: vị trí nhiên trùng vị trí cân bằng vật đạt tốc độ lớn nhất ${{v}_{3}}=A\omega $
$\Rightarrow {{v}_{3}}=\dfrac{2v}{\sqrt{3}}$.
Đáp án B.
 

Quảng cáo

Back
Top