MPĐ Tốc độ của roto để cường độ hiệu dụng qua mạch cực đại

khongbietlamgi

New Member
Bài toán
Một máy phát điện xoay chiếu 1 pha có roto là 1 nam châm điện có 1 cặp cực quay đều với tốc độ $\omega$ (bỏ qua điện trở thuần của các cuộn dây phần ứng). Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ C và cuộn dây thuần cảm L đc mắc vào 2 cực máy phát điện. Khi roto quay với tốc độ không đổi $30$ vòng/s thì dung kháng bằng điện trở thuần. Khi roto quay với tốc độ 40 vòng/s thì điện áp hiệu dụng trên tụ đạt cực đại. Để cường độ hiệu dụng qua mạch đạt cực đại thì roto phải quay với tốc độ bằng?
A. $120 $ vòng/s
B. $34,6$ vòng/s
C. $50$ vòng/s
D. $24$ vòng/s
 
Bài toán
Một máy phát điện xoay chiếu 1 pha có roto là 1 nam châm điện có 1 cặp cực quay đều với tốc độ $\omega$ (bỏ qua điện trở thuần của các cuộn dây phần ứng). Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ C và cuộn dây thuần cảm L đc mắc vào 2 cực máy phát điện. Khi roto quay với tốc độ không đổi $30$ vòng/s thì dung kháng bằng điện trở thuần. Khi roto quay với tốc độ 40 vòng/s thì điện áp hiệu dụng trên tụ đạt cực đại. Để cường độ hiệu dụng qua mạch đạt cực đại thì roto phải quay với tốc độ bằng?
A. $120 $ vòng/s
B. $34,6$ vòng/s
C. $50$ vòng/s
D. $24$ vòng/s
Bạn xem lại đầu bài, tôi nghĩ nó sai.
Lời giải: vì tần số góc thay đổi nên ta chọn R=10 $\Omega$.
Từ giả thiết thứ nhất, ta có:$C=\dfrac{1}{60 \pi.10}$
từ giả thiết thứ hai thì có công thức: $80\pi=\dfrac{\sqrt{2L-R^{2}C}}{L.\sqrt{2C}}$.
thay giá trị của R và C vào biểu thức trên thì thấy vô nghiệm.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top