Biên độ dao động của vật sau đó bằng?

chinhanh9

Member
Bài toán
Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, ghép nối tiếp có độ cứng $K_1=2K_2$, đầu còn lại của lò xo 2 nối với vật m và hệ đặt trên mặt bàn nằm ngang. Bỏ qua mọi lực cản. Kéo vật để hệ lò xo giãn tổng cộng 12cm, rồi thả để vật dao động điều hòa dọc theo trục lò xo. Ngay khi động năng bằng thế năng lần đầu, người ta giữ chặt điểm nối giữa lò xo. Biên độ dao động của vật sau đó bằng?
 
Bài toán
Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, ghép nối tiếp có độ cứng $K_1=2K_2$, đầu còn lại của lò xo 2 nối với vật m và hệ đặt trên mặt bàn nằm ngang. Bỏ qua mọi lực cản. Kéo vật để hệ lò xo giãn tổng cộng 12cm, rồi thả để vật dao động điều hòa dọc theo trục lò xo. Ngay khi động năng bằng thế năng lần đầu, người ta giữ chặt điểm nối giữa lò xo. Biên độ dao động của vật sau đó bằng?
Bài này nếu không có tỉ lệ chiều dài thì khó tính đấy bạn. Mình sẽ làm theo trường hợp thế này để bạn tham khảo nha : cùng 1 lò xo có độ cứng k và cũng giư ở giữa khi Wd= Wt .
Khi đó $X=\dfrac{A}{\sqrt{2}}$ và
$v^{2} =\dfrac{KA^2}{2m}$. Sau khi giữ K'=2k. Vật dao động quanh VTCB mới O'.
$X_2=\dfrac{1}{2} \left(L_o +\dfrac{A}{\sqrt{2}}\right) - \dfrac{1}{2}L_o = \dfrac{A}{2\sqrt{2}}$.
Omega sau = $\sqrt{2}$ omega trước. Áp dụng hệ thức độc lập ta có A'=
$\dfrac{A \sqrt{6}}{4}$
 
Bài toán
Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, ghép nối tiếp có độ cứng $K_1=2K_2$, đầu còn lại của lò xo 2 nối với vật m và hệ đặt trên mặt bàn nằm ngang. Bỏ qua mọi lực cản. Kéo vật để hệ lò xo giãn tổng cộng 12cm, rồi thả để vật dao động điều hòa dọc theo trục lò xo. Ngay khi động năng bằng thế năng lần đầu, người ta giữ chặt điểm nối giữa lò xo. Biên độ dao động của vật sau đó bằng?
Đáp án là $4\sqrt{5}$ đúng không bạn
 

Quảng cáo

Back
Top