R biến thiên Hệ số công suất đoạn mạch AB?

daihaclam

Member
Bài toán
Cho mạch điện xoay chiều nối tiếp AMB: đoạn mạch AM là biến trở $R$ có giá trị thay đổi từ $0\rightarrow \infty $, đoạn mạch MB gồm cuộn dây không thuần cảm $\left(r=40 \Omega ;L=\dfrac{3}{5\pi }H\right)$ và tụ điện có điện dung $C=\dfrac{10^{-3}}{8\pi }$F. Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AB có dạng $u_{AB}=U\sqrt{2}\cos\left(100\pi t\right)\left(V\right)$ luôn ổn định. Điều chỉnh biến trở R để công suất của toàn mạch AB lớn nhất. Hệ số công suất của đoạn mạch AB có giá trị tương ứng là:
A. $k_{AB}=\dfrac{1}{\sqrt{5}}$
B. $k_{AB}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}$
C. $k_{AB}=\dfrac{2}{\sqrt{5}}$
D. $k_{AB}=1$
 
Bài toán
Cho mạch điện xoay chiều nối tiếp AMB: đoạn mạch AM là biến trở $R$ có giá trị thay đổi từ $0\rightarrow \infty $, đoạn mạch MB gồm cuộn dây không thuần cảm $\left(r=40 \Omega ;L=\dfrac{3}{5\pi }H\right)$ và tụ điện có điện dung $C=\dfrac{10^{-3}}{8\pi }$F. Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AB có dạng $u_{AB}=U\sqrt{2}\cos\left(100\pi t\right)\left(V\right)$ luôn ổn định. Điều chỉnh biến trở R để công suất của toàn mạch AB lớn nhất. Hệ số công suất của đoạn mạch AB có giá trị tương ứng là:
A. $k_{AB}=\dfrac{1}{\sqrt{5}}$
B. $k_{AB}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}$
C. $k_{AB}=\dfrac{2}{\sqrt{5}}$
D. $k_{AB}=1$
Thay đổi R để P max $\Rightarrow$ R = $\left | Z_{L}-Z_{C} \right |$ - r
Thay vào thấy biểu thức phải âm $\Rightarrow$ P max khi R=0
Vậy tính được hệ số công suất của mạch chỉ gồm r, L, C là $\dfrac{2}{\sqrt{5}}$
 

Quảng cáo

Back
Top