T

Trong dịp hội trại hè 2017, bạn Anh thả một quả bóng cao su từ độ...

Câu hỏi: Trong dịp hội trại hè 2017, bạn Anh thả một quả bóng cao su từ độ cao $6\left( m \right)$ so với mặt đất, mỗi lần chạm đất quả bóng lại nảy lên một độ cao bằng ba phần tư độ cao lần rơi trước. Biết rằng quả bóng luôn chuyển động vuông góc với mặt đất. Tổng quãng đường quả bóng đã bay (từ lúc thả bóng đến lúc bóng không nảy nữa) khoảng
A. $44\left( m \right)$.
B. $45\left( m \right)$.
C. $42\left( m \right)$.
D. $43\left( m \right)$.
Ta có quãng đường bóng bay bằng tổng quãng đường bóng nảy nên và quãng đường bóng rơi xuống.
Vì mỗi lần bóng nảy lên bằng $\dfrac{3}{4}$ lần nảy trước nên ta có tổng quãng đường bóng nảy lên là :
${{S}_{1}}=6.\dfrac{3}{4}+6.{{\left( \dfrac{3}{4} \right)}^{2}}+6.{{\left( \dfrac{3}{4} \right)}^{3}}+...+6.{{\left( \dfrac{3}{4} \right)}^{n}}+...$
Đây là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu ${{u}_{1}}=6.\dfrac{3}{4}=\dfrac{9}{2}$ và công bội $q=\dfrac{3}{4}$.
Suy ra ${{S}_{1}}=\dfrac{\dfrac{9}{2}}{1-\dfrac{3}{4}}=18$.
Tổng quãng đường bóng rơi xuống bằng khoảng cách độ cao ban đầu và tổng quãng đường bóng nảy lên nên ${{S}_{2}}=6+6.\dfrac{3}{4}+6.{{\left( \dfrac{3}{4} \right)}^{2}}+6.{{\left( \dfrac{3}{4} \right)}^{3}}+...+6.{{\left( \dfrac{3}{4} \right)}^{n}}+...$
Đây là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với số hạng đầu ${{u}_{2}}=6$ và công bội $q=\dfrac{3}{4}$.
Suy ra ${{S}_{2}}=\dfrac{6}{1-\dfrac{3}{4}}=24$
.Vậy tổng quãng đường bóng bay là $S={{S}_{1}}+{{S}_{2}}=18+24=42\left( m \right)$.
Đáp án C.
 

Quảng cáo

Back
Top